Thai nhi 39 tuần tuổi là thời gian mà nhiều mẹ rất mong đợi sau một thời gian dài của thai kỳ. Chỉ có ít hơn 5% phụ nữ mang thai thực sự sinh em bé vào đúng ngày dự sinh; phần lớn là sinh trước hoặc sau đó. Sinh con ở tuần thứ 39 là việc thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Mang thai tuần thứ 39 – bé yêu của bạn đã sẵn sàng chào đời. Mẹ cần chuẩn bị những kiến thức gì và bổ sung thêm những gì ở tuần thai này? Hãy cùng  MumBaby  tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 39 Tuần

Mang thai 39 tuần là khoảnh khắc cuối cùng của thai kỳ đánh dấu sự phát triển hoàn thiện của em bé. Lúc này, mọi cơ quan trọng cơ thể bé đã được định hình hoàn chỉnh; có khả năng thích nghi và tồn tại với môi trường bên ngoài.

Thai 39 tuần nặng bao nhiêu? Thai 39 tuần không tăng cân có làm sao không? Đây chắc hẳn là sự quan tâm của nhiều mẹ bầu ở tuần thai này. Khó có thể nói chắc chắn được bây giờ em bé của bạn đã lớn chừng nào. Nhưng thông thường ở thời điểm này, em bé thường có trọng lượng trung bình là 3,2kg. Một số em bé phát triển tốt thì thai 39 tuần nặng 3kg7 là điều bình thường. Ở một số bé còn có trọng lượng khoảng 4,1 kg cho đến thời điểm chào đời. Vào thời điểm cuối thai kỳ; em bé thường không tăng cân mà tích trữ năng lượng cho khoảnh khắc chào đời. Do đó, mẹ đừng lo lắng quá nếu gặp tình trạng này.

Thai nhi 39 tuần có chiều dài khoảng 51 – 53 cm. Bé yêu chỉ dài hơn 0,2 cm so với tuần thai thứ 38.

Các thay đổi của thai nhi 39 tuần

  • Lớp da bên ngoài bong tróc và thay bằng lớp da mới: Giai đoạn thai nhi 39 tuần là thời điểm hầu hết lớp sáp bao phủ làn da của bé đã biến mất. Hầu hết các lông tơ và chất nhày trên da của bé được tái hấp thu vào dạ dày và ruột. Các chất này kết hợp với dịch mật và tế bào da chết tạo ra phân su khi bé chào đời.
  • Tóc bé dài ra: Nhiều bé ở tuần thai này tóc đã dài ra khoảng 3cm nhưng vẫn là tóc tơ.
  • Nhịp tim của bé đập nhanh hơn nhịp tim của mẹ.
  • Não và phổi của bé thực hiện những bước hoàn thiện cuối cùng.
  • Xương sọ của bé chưa khít lại để chuẩn bị cho ngày chào đời.
  • Dây rốn dày và dài hơn: Nhiều trường hợp em bé có nguy cơ quấn cổ do dây rốn; do đó ở tuần thứ 39 mẹ bầu cần gặp bác sĩ để thăm khám .
  • Các cơ quan đã hoàn thiện, các chức năng sẵn sàng cho ngày cào đời.
  • Vị trí của bé tụt sâu xuống tử cung và sẵn sàng ra bên ngoài. Thai 39 tuần đạp nhiều về đêm là dấu hiệu bình thường; cho thấy bé đang muốn chui khỏi không gian chật hẹp trong bụng mẹ. Tuy nhiên , nếu thấy bé có ít cử động hay cử động yếu; thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ để thăm khám ngay.
  • Nếu được sinh ra trong tuần này, cơ thể bé đã sẵn sàng để hít thở; bú, tiêu hóa, loại thải và khóc đòi hỏi cho nhu cầu của mình.
  • Da em bé trắng hơn: Ở tuần thai thứ 39 em bé có lớp mỡ dưới da lớn hơn; dày hơn nên da thường có màu trắng. Tuy nhiên, da bé trong bụng mẹ cũng có thể tím tái; xanh xao hay đỏ hồng vì hệ tuần hoàn chưa thật sự hoạt động mạnh mẽ.

Thai nhi 39 tuần tuổi đã biết khóc chưa?

Hiện tượng thai nhi khóc trong bụng mẹ vẫn chưa được khoa học giải thích. Mẹ bầu sẽ thỉnh thoảng nghe được tiếng em bé ngay cả khi em bé chưa chào đời; nhất là vào lúc yên tĩnh hoặc ban đêm. Thông qua hình ảnh siêu âm thai 39 tuần; mẹ có thể thấy bé lấy tay dụi mắt như hành động bé khóc ở bên ngoài. Trên thực tế, giai đoạn này tuyến lệ của bé chưa hoạt động; và chưa có giọt nước mắt nào rơi ra. Mẹ không cần quá lo lắng nếu em bé của bạn đang khóc hay buồn tủi.

Kiến Thức Cho Mẹ Bầu Mang Thai Tuần Thứ 39

Mang thai tuần thứ 39 là thời điểm mà bé yêu của bạn đã sẵn sàng để chào đời. Trong tuần này, mẹ bầu có thể trao đổi với bác sĩ về việc giục sinh. Để được thực hiện việc này thì cả mẹ bầu và em bé cần đảm bảo về sức khỏe. Hãy thực hiện thăm khám bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường hay dấu hiệu chuyển dạ ở tuần thai này.

Những thay đổi về cơ thể khi mang thai tuần thứ 39

  • Các cơn gò Braxton Hicks: Những cơ gò sinh lý ngày càng xuất hiện nhiều và nặng nề hơn khiến mẹ bầu mang thai tuần thứ 39 cảm thấy khá khó chịu. Phân biệt cơn gò Braxton Hicks và dấu hiệu chuyển dạ là cách mẹ bầu bảo vệ sức khỏe của bạn và bé yêu.
  • Chứng ợ nóng và khó tiêu: Cảm giác khó chịu này sẽ lên đến đỉnh điểm ở tuần thai thứ 39. Để khắc phục, mẹ bầu nên dùng nước tước hoặc sau bữa ăn; hạn chế sử dụng nước trong khi ăn.
  • Xuất huyết âm đạo: Các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ gây ra hiện tượng xuất huyết âm đạo. Đây là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của bà bầu 39 tuần đang giãn nở và mở rộng ra; chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ và sinh em bé.

  • Hiện tượng bong nút nhầy ở cổ tử cung:  Nút nhầy có màu trong suốt hoặc lẫn máu đỏ tươi hay đôi khi có màu hồng là dấu hiệu báo hiệu em bé sắp chào đời mẹ có thể gặp khi mang thai tuần thứ 39.
  • Vỡ ối: Đây là dấu hiệu nguy cấp cho thấy mẹ sắp sửa sinh con. Nếu thấy xuất hiện dòng nước ối chảy nhiều, nhanh và mạnh tuôn ra từ đường âm đạo thì mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để thực hiện việc sinh bé nhé.
  • Đau vùng xương chậu: Dấu hiệu này đã gặp ở những tuần thai trước đó vẫn sẽ xuất hiện khi mẹ bầu mang thai tuần thứ 39. Phần đầu của bé cũng như toàn bộ bào thai sẽ lọt vào vùng xương chậu gây áp lực lên dây chằng, dẫn đến hiện tượng đau nhức.

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 39

Mang thai tuần thứ 39 mẹ bầu không nên lơ là, chủ quan mà hãy quan tâm nhiều hơn đến dấu hiệu chuyển dạ. Vẫn có nhiều trường hợp bé yêu sẽ nán lại bụng mẹ một thời gian nữa. Đây là lý do mà mẹ có thể mang thai tới tuần thứ 40 thậm chí là tuần thứ 41. Dưới đây là một dấu hiệu chuyển dạ khi mẹ bầu mang thai tuần thứ 39.

  • Bụng bầu tụt xuống, sa bụng bầu: Tuần thứ 39 thai nhi sẽ tụt xuống dưới tử cung làm bụng của mẹ bầu tụt xuống. Thai 39 tuần bụng chưa tụt rất có thể là do ngôi thai ngược. Lúc này nếu mẹ có những dấu hiệu chuyển dạ trong vòng 24h như đau bụng dữ dội, vỡ ối, tử cung giãn ra thì bác sĩ sẽ thực hiện mổ bắt thai.
  • Dịch nhầy cổ tử cung xuất hiện nhiều hơn: Trong trường hợp dịch nhầy ở cổ tử cung có màu hồng hoặc nâu thì có nhiều khả năng mẹ sẽ sinh bé trong 24h tới.
  • Vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất báo hiệu mẹ bầu đã chuẩn bị sinh bé.
  • Cơn đau chuyển dạ, cơn gò cứng bụng: Khi mẹ bầu thấy các cơn gò xảy ra liên tục, dồn dập và đau hơn thì đây là dấu hiệu chuyển dạ thật. Nếu cơn đau xuất hiện cùng rỉ ối hoặc tử cung nở thì hãy đến ngay viện để chuẩn bị đón con yêu chào đời bạn nhé.

Dấu hiệu cạn ối tuần 39

Nước ối là dung dịch đóng vai trò như phần đệm giữa thai và tử cung, tránh cho thai nhi khỏi những va đập và chấn động khi người mẹ vận động. Bà bầu càng về cuối thai kỳ càng cần kiểm tra về tình trạng nước ối. Dấu hiệu cạn ối tuần thứ 39 thường không có biểu hiện rõ ràng và thường bị nhầm lẫn với biểu hiện sắp sinh. Nếu thai lớn mẹ bầu sẽ cảm thấy nước ối rò rỉ qua âm đạo, dễ nhận biết qua việc đóng băng vệ sinh. Nếu rò ối thì nước ối sẽ bị cạn rất nhanh. Để đánh giá chính xác về tình trạng nước ối, bạn cần thực hiện siêu âm ở tuần thai thứ 39.

Thai 39 tuần quan hệ có sao không ?

Trong cuộc sống vợ chồng, việc quan hệ tình dục giúp tăng thêm sự gắn kết ngay cả trong giai đoạn mang thai. Vì vậy nhiều vợ chồng thắc mắc liệu thai 39 tuần quan hệ có sao không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tùy thuộc vào sức khỏe và tâm lý của mẹ và thai nhi để đảm bảo an toàn, các cặp vợ chồng nên cân nhắc việc quan hệ hay không ở thời điểm này. Tuy nhiên, nếu quan hệ ở tuần thứ 39, chị em cần điều chỉnh tư thế phù hợp để mang lại cảm xúc tốt nhất và tránh tác động vào bụng bầu.

Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 39

Mang thai tuần thứ 39 là giai đoạn rất nhạy cảm đối với thai kỳ. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên căng thẳng và lo lắng quá sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho mẹ ở tuần thai này.

  • Chú trọng nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng vừa phải, giữ cho tinh thần thoải mái.
  • Duy trì thói quen vận động nhẹ, tập những bài thể dục nhẹ nhàng.
  • Chế độ ăn uống đa dạng với các chất để mẹ có đủ năng lượng vượt cạn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để ổn định thai nhi và phòng chống táo bón.
  • Ăn trong khi chuyển dạ để có thêm năng lượng; không nên nhịn đói gây ảnh hưởng đến khả năng rặn đẻ , khiến thai phụ mau xuống sức.

>>>> Xem thêm: Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Thai Nhi?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *