Chào mừng bạn đến với cửa hàng MUM BABY CUTE !
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
Danh mục
Mum Baby Cute

Tắm nắng có thật sự cần thiết cho trẻ?

Chủ Nhật, 31/07/2022
Cường Phan Văn

Từ lâu nay, nhiều người luôn giữ thói quen tắm nắng cho trẻ sơ sinh với suy nghĩ ánh nắng có thể hỗ trợ cung cấp vitamin D, giúp bé cứng cáp và khỏe mạnh hơn. 
Vậy, liệu tắm nắng có thực sự cần thiết cho trẻ? 

Tác động của ánh nắng mặt trời tới cơ thể con người
Như đã biết, tia nắng có thể giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D dưới da. Tuy nhiên, chỉ có tia UVB là tia duy nhất giúp kích thích tiền tố vitamin D dưới da chuyển hóa thành vitamin D3, các tia UVA, UVC thì không có chức năng này.
- Tia UVC có bước sóng ngắn bị tầng ozone và khí quyển hấp thụ hoàn toàn, không đến được mặt đất nên không đáng lo ngại. 
- UVA là tia có bước sóng dài nhất và chiếm tới 95% tổng bức xạ UV trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái đất. Thậm chí cả khi trời âm u, mây mù, ánh nắng mặt trời đã yếu đi thì tia UVA vẫn tồn tại. Tia này có thể xuyên qua mây, nước, các lớp kính, quần áo mỏng,… và xuyên qua được lớp da tới tận lớp hạ bì, gây tổn thương tế bào đáy. Đây là nguyên nhân chính gây sạm da, lão hóa da và tăng nguy cơ ung thư da. 
- Tia UVB có bước sóng trung, bị tầng ozone hấp thụ phần lớn, khi mặt trời lên cao tia UVB đi qua lớp khí quyển tạo góc 50o so với đường chân trời. Vì thế, tia UVB chỉ đến tới được mặt đất trong khoảng thời gian từ sau 9h sáng đến trước 15h chiều. Nên việc tắm nắng càng sớm càng tốt để trẻ nhận vitamin D là không có tác dụng như nhiều người lầm tưởng. Bạn có thể nhận được tia UVB tốt nhất khi chiều cao cơ thể lớn hơn chiều dài bóng nắng của bạn.

Tắm nắng đúng cách cho trẻ


Sự phơi nhiễm bức xạ UV và tổng hợp vitamin D chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: Mùa trong năm, thời gian trong ngày, độ dài của ngày, mây che phủ, khói bụi, hàm lượng melanin trên da và kem chống nắng, quần áo,...
Một lượng nhỏ tia cực tím rất cần thiết cho việc sản xuất vitamin D ở người, nhưng việc tiếp xúc quá nhiều có thể dẫn đến các ảnh hưởng sức khỏe cấp tính và mãn tính đối với da, mắt và hệ miễn dịch. 
Để đảm bảo hiệu quả tắm nắng, giảm thiểu tác động xấu tới cơ thể của trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý:

  • Không tắm nắng cho trẻ dưới 12 tháng.
  • Không tắm nắng buổi sáng sớm và chiều muộn.
  • Tắm 5 - 30 phút tùy theo mùa, ít nhất hai lần một tuần cho vùng cánh tay, chân hoặc lưng mà không dùng kem chống nắng.
  • Không để ánh nắng chiếu vào vùng mặt.
  • Tắm nắng khi bóng nắng ngắn hơn chiều cao cơ thể (khoảng 9h - 15h).
  • Đảm bảo khi tắm nắng khiến da trẻ hồng hào, ấm lên.

Cần cân nhắc giữa lợi ích tắm nắng và nguy cơ tổn thương da, ung thư da. Cấu trúc da của trẻ, đặc biệt với nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa hoàn chỉnh và dễ bị tổn thương bởi các tia UV. Hơn nữa, sự thay đổi khí hậu trong những năm gần đây cũng như mức độ ô nhiễm gia tăng của môi trường sống khiến việc tắm nắng cho trẻ không còn thích hợp. Do đó, việc chủ đích tắm nắng để lấy vitamin D cho nhóm trẻ này hiện không còn được khuyến khích bởi nhiều cơ quan y tế trên thế giới, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 
Có cần thiết bổ sung vitamin D? 


Những đối tượng không được tắm nắng đầy đủ nên bổ sung chế phẩm vitamin D theo khuyến cáo chuyên gia.
Theo cân nhắc hiện nay của WHO, việc cung cấp vitamin D cho nhóm trẻ dưới 5 tuổi bằng thuốc bổ sung vitamin D thông qua đường uống được khuyến khích. Điều này vừa đảm bảo trẻ nhận đủ liều vitamin D cần thiết, vừa ngăn ngừa những nguy cơ gây hại tới sức khỏe. 

Khi bổ sung vitamin D, trẻ có cần phơi nắng nữa không?


Hoạt động phơi nắng chủ đích lấy vitamin D là không cần thiết. Tuy nhiên, các hoạt động sinh hoạt ngoài trời cho nhóm trẻ này là quan trọng, không chỉ cho việc lấy vitamin D mà còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và giảm thời gian hoạt động thụ động (như sử dụng điện thoại, xem TV,…). Do đó, phụ huynh nên khuyến khích trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời vào những khung giờ không quá nắng gắt và chứa nhiều UV, việc làm này có thể mang lại nhiều lợi ích vượt trội hơn là chủ đích lấy vitamin D.

Viết bình luận của bạn

Danh mục tin tức

Tin liên quan